Ngành Tiếng Việt Và Văn Hoá Việt Nam Là Gì

1. TIẾNG VIỆT VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM LÀ GÌ?

 

Ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam (còn được gọi là ngành Ngữ văn) là ngành học thuộc khối Khoa học xã hội và nhân văn; giúp người học có cơ hội tìm hiểu và nghiên cứu về các lĩnh vực ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, con người Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc. Qua đó, góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa.

 Ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam

2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

 

  • Sinh viên được đào tạo và trang bị các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, về văn học văn hóa Việt Nam. Và đào tạo thêm ngoại ngữ, tin học giúp sinh viên có thể hội nhập nhanh chóng với xu hướng phát triển ngày càng nhanh của xã hội. Bên cạnh đó, là rèn luyện thêm kỹ năng nhận diện, soạn thảo văn bảo, cách tác nghiệp báo chí cơ bản, cách giảng dạy, nghiên cứu chuyên sâu về tiếng Việt.
  • Sinh viên được đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực: văn chương nghệ thuật, ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, con người Việt Nam. Bên cạnh đó là những tri thức mang tính liên ngành về báo chí truyền thông, phương pháp dạy học Ngữ văn, quản lý văn hóa văn nghệ; các kỹ năng mềm phục vụ học tập và xin việc về sau.

 Ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam

3. KIẾN THỨC & KĨ NẴNG

 

  • Năng động, tự tin và có kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Chăm chỉ, kiên trì và sáng tạo.
  • Khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn, giúp nghiên cứu ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa một cách chính xác, tỉ mỉ.
  • Nhanh nhạy trong nhận thức thông tin thế giới và biết phân tích sự kiện trong nước, ngoài nước.
  • Kiến thức về nghiên cứu khoa học, kinh tế, lịch sử, văn hóa, lễ hội, phong tục của Việt Nam.
  • Có kiến thức về mảng tin học văn phòng.
  • Người có trình độ tiếng Việt, thông thạo về kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
    Ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam

 

4. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

 

Sinh viên tốt nghiệp tại VCI chuyên Ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam có đầy đủ nền tảng kiến thức vững chắc, kỹ năng chuyên môn có thể lựa chọn cho mình một số việc làm tại các tổ chức, cơ quan thuộc lĩnh vực về văn hóa - xã hội như: Sở Văn hóa, thể thao, du lịch, các tòa soạn báo chí, Đài truyền hình, Đài phát thanh. Hoặc có thể nghiên cứu về khoa học, nhân văn như: Phòng giáo dục, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trường nghề, cụ thể như sau:

  • Chuyên viên nghiên cứu về ngôn ngữ học, về văn học nghệ thuật: Nghiên cứu ngôn ngữ học tại trường học, viện bảo tàng văn hóa.
  • Làm phóng viên chuyên mục ngôn ngữ học, văn hóa, du lịch: Phóng viên báo chí, tạp chí ngành liên quan.
  • Biên tập viên tại các cơ quan báo chí, tạp chí truyền thông: Biên tập viên các toà soạn báo chí, biên tập các kênh truyền thông liên quan đến ngành học.
  • Nhân viên tại các công ty, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân: Nhân viên truyền thông - xã hội, nhân viên biên dịch truyện, nhân viên soạn thảo sách.
  • Ngoài ra, các bạn cơ hội làm việc tại các cơ quan ngoại giao từ trung ương đến địa phương, các cơ quan đại diện của Việt Nam, các tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ.

 Ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam

5. ĐĂNG KÍ XÉT TUYỂN

 

ĐĂNG KÍ XÉT TUYỂN