Thí sinh không phải di chuyển giữa các tỉnh
Rút kinh nghiệm năm trước, kỳ thi THPT quốc gia năm nay, phần vất vả sẽ thuộc về ngành giáo dục khi các cụm thi do các trường đại học hay Sở GD-ĐT chủ trì đều duy trì ở từng địa phương. Việc quy định mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều tổ chức cụm thi để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ giảm thiểu sự vất vả của thí sinh và người nhà khi không phải di chuyển ra 38 cụm thi tập trung ở các thành phố như năm 2015.
Để tránh tình trạng nghẽn mạng khi tra cứu điểm thi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, các đơn vị chủ trì cụm thi được quyền công bố kết quả của cụm thi sẽ giúp thí sinh và người nhà tra cứu kết quả thi một cách nhanh chóng, không phải chờ đợi nhiều. Bên cạnh đó, các trường đại học chủ trì các cụm thi sẽ cấp duy nhất một Giấy chứng nhận kết quả thi có mã số để sử dụng trong đăng ký xét tuyển. Việc này giúp thí sinh có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến trên website của các trường đại học mà không cần phải đến nộp đăng ký xét tuyển trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.
Các chuyên gia tuyển sinh cũng đánh giá cao đổi mới của Bộ GD-ĐT trong việc quy định mỗi đợt xét tuyển thí sinh được phép đăng ký xét tuyển 2 trường ở đợt 1; 3 trường trong các đợt sau, mỗi trường tối đa 2 ngành. Quy định này vừa giúp thí sinh có nhiều lựa chọn để tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành/trường phù hợp như năm 2015, vừa khắc phục tình trạng thí sinh liên tục nộp đăng ký xét tuyển và ồ ạt rút để nộp sang trường khác như đã xảy ra năm 2015.
Ồ ạt công bố phương án tuyển sinh
Ngay thời điểm sau Tết Nguyên đán, các trường đại học liên tiếp công bố phương án tuyển sinh năm 2016. Sớm công khai phương án tuyển sinh riêng năm nay là Đại học Quốc gia Hà Nội. Đơn vị này cho biết sẽ tiếp tục thực hiện tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực trong kỳ tuyển sinh 2016.
Ngoài 7 trường thành viên và 5 khoa trực thuộc của ĐH này sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh ĐH, sẽ có thêm 6 trường ngoài ĐHQG Hà Nội tham gia sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực để làm căn cứ tuyển sinh vào trường mình gồm ĐH Tài nguyên - Môi trường Hà Nội, ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng và một số trường ĐH ngoài công lập. Kỳ thi đánh giá năng lực tuyển sinh vào ĐHQG Hà Nội dự kiến diễn ra trong 2 đợt. Đợt 1 được tổ chức từ ngày 5 đến 8-5 và từ 13 đến 15-5. Đợt 2 diễn ra từ ngày 5 đến 15-8. Các thí sinh có thể bắt đầu đăng ký xét tuyển đợt 1 từ ngày 2-3-2016. Các thí sinh sẽ làm duy nhất một bài thi tổng hợp gồm 140 câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm, với thời gian làm bài là 195 phút.
Trường ĐH Ngoại thương cho biết sẽ dành 2.600 chỉ tiêu đại học chính quy cho cơ sở phía Bắc và 900 chỉ tiêu cho cơ sở phía Nam trong kỳ tuyển sinh 2016. Trường này sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia của các cụm thi do các trường đại học chủ trì để xét tuyển. Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển là những thí sinh có điểm trung bình học tập từng năm học THPT từ 6,5 trở lên. Hạnh kiểm từng năm học THPT từ loại khá trở lên. Tổng điểm 3 môn thi theo từng khối thi đạt mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển của trường.
Ông Kiều Xuân Thực, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Công nghiệp Hà Nội cho biết, trường sẽ tuyển 6.500 chỉ tiêu đại học chính quy với 24 ngành đào tạo và 1.400 chỉ tiêu với 13 ngành đào tạo cao đẳng chính quy theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia. Với trường ĐH Hà Nội, năm nay trường dành 2.100 chỉ tiêu cho 16 ngành bậc đại học. Trong đó, ngoại ngữ là môn xét tuyển cho tất cả các ngành. Trường này đưa ra điều kiện xét tuyển là thí sinh phải có tổng điểm 3 môn chưa nhân hệ số đạt tối thiểu 15 điểm. Trường tính điểm căn cứ kết quả thi THPT quốc gia 2016 với thang điểm 10, riêng môn ngoại ngữ nhân hệ số 2. Tổng điểm xét tuyển bao gồm cả điểm ưu tiên của thí sinh (nếu có).
Để tránh tình trạng nghẽn mạng khi tra cứu điểm thi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, các đơn vị chủ trì cụm thi được quyền công bố kết quả của cụm thi sẽ giúp thí sinh và người nhà tra cứu kết quả thi một cách nhanh chóng, không phải chờ đợi nhiều. Bên cạnh đó, các trường đại học chủ trì các cụm thi sẽ cấp duy nhất một Giấy chứng nhận kết quả thi có mã số để sử dụng trong đăng ký xét tuyển. Việc này giúp thí sinh có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến trên website của các trường đại học mà không cần phải đến nộp đăng ký xét tuyển trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.
Các chuyên gia tuyển sinh cũng đánh giá cao đổi mới của Bộ GD-ĐT trong việc quy định mỗi đợt xét tuyển thí sinh được phép đăng ký xét tuyển 2 trường ở đợt 1; 3 trường trong các đợt sau, mỗi trường tối đa 2 ngành. Quy định này vừa giúp thí sinh có nhiều lựa chọn để tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành/trường phù hợp như năm 2015, vừa khắc phục tình trạng thí sinh liên tục nộp đăng ký xét tuyển và ồ ạt rút để nộp sang trường khác như đã xảy ra năm 2015.
Ồ ạt công bố phương án tuyển sinh
Ngay thời điểm sau Tết Nguyên đán, các trường đại học liên tiếp công bố phương án tuyển sinh năm 2016. Sớm công khai phương án tuyển sinh riêng năm nay là Đại học Quốc gia Hà Nội. Đơn vị này cho biết sẽ tiếp tục thực hiện tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực trong kỳ tuyển sinh 2016.
Ngoài 7 trường thành viên và 5 khoa trực thuộc của ĐH này sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh ĐH, sẽ có thêm 6 trường ngoài ĐHQG Hà Nội tham gia sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực để làm căn cứ tuyển sinh vào trường mình gồm ĐH Tài nguyên - Môi trường Hà Nội, ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng và một số trường ĐH ngoài công lập. Kỳ thi đánh giá năng lực tuyển sinh vào ĐHQG Hà Nội dự kiến diễn ra trong 2 đợt. Đợt 1 được tổ chức từ ngày 5 đến 8-5 và từ 13 đến 15-5. Đợt 2 diễn ra từ ngày 5 đến 15-8. Các thí sinh có thể bắt đầu đăng ký xét tuyển đợt 1 từ ngày 2-3-2016. Các thí sinh sẽ làm duy nhất một bài thi tổng hợp gồm 140 câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm, với thời gian làm bài là 195 phút.
Trường ĐH Ngoại thương cho biết sẽ dành 2.600 chỉ tiêu đại học chính quy cho cơ sở phía Bắc và 900 chỉ tiêu cho cơ sở phía Nam trong kỳ tuyển sinh 2016. Trường này sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia của các cụm thi do các trường đại học chủ trì để xét tuyển. Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển là những thí sinh có điểm trung bình học tập từng năm học THPT từ 6,5 trở lên. Hạnh kiểm từng năm học THPT từ loại khá trở lên. Tổng điểm 3 môn thi theo từng khối thi đạt mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển của trường.
Ông Kiều Xuân Thực, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Công nghiệp Hà Nội cho biết, trường sẽ tuyển 6.500 chỉ tiêu đại học chính quy với 24 ngành đào tạo và 1.400 chỉ tiêu với 13 ngành đào tạo cao đẳng chính quy theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia. Với trường ĐH Hà Nội, năm nay trường dành 2.100 chỉ tiêu cho 16 ngành bậc đại học. Trong đó, ngoại ngữ là môn xét tuyển cho tất cả các ngành. Trường này đưa ra điều kiện xét tuyển là thí sinh phải có tổng điểm 3 môn chưa nhân hệ số đạt tối thiểu 15 điểm. Trường tính điểm căn cứ kết quả thi THPT quốc gia 2016 với thang điểm 10, riêng môn ngoại ngữ nhân hệ số 2. Tổng điểm xét tuyển bao gồm cả điểm ưu tiên của thí sinh (nếu có).