KHI 2 NHÀ BẮT TAY CAM KẾT ĐẦU RA CHO XINH VIÊN

 

Báo Dân sinh của Bộ lao động thương binh xã hội phản ánh Nhằm hạn chế tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” của các doanh nghiệp tuyển dụng, trong khi nhiều cử nhân ra trường đang có tỷ lệ thất nghiệp cao, "hai nhà” (nhà trường và doanh nghiệp) đã bắt tay tăng cường hợp tác để đào tạo và sử dụng tối ưu hóa nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu…

Từ việc xóa bỏ rào cản bằng cấp

 Các chương trình đào tạo bằng cấp hệ Trung cấp, Cao Đẳng trước đây có sự “phân biệt đối xử” rõ giữa người học hệ TC, CĐ chuyên nghiệp với TC nghề , CĐ nghề… khiến người học khó lựa chọn. Tuy nhiên, từ năm 2017 Chính phủ giao Bộ LĐ-TB&XH thống nhất quản lý Nhà nước vấn đề phân biệt bằng cấp như trên đã được gỡ bỏ, mở ra nhiều cơ hội cho người học …  

anh 1 1

Trao đổi về vấn đề này, thầy Lê Đại Hùng, Chủ tịch HĐQT Trường CĐ Công Thương Việt Nam (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết: “Hiện nay, phần lớn học sinh, sinh viên theo học hệ TC, CĐ đang còn trong mình tâm lý “phân biệt đối xử” bằng cấp giữa học TC, CĐ Nghề nghề và học TC, CĐ chuyên nghiệp, về bản chất hai hệ  không có gì khác nhau. Khi Chính phủ giao Bộ LĐ-TB&XH thống nhất quản lý, việc phân biệt bằng cấp như được “cởi trói””.

“Giai đoạn hiện nay, cũng như về quy hoạch lâu dài, Chính phủ đã và đang thực hiện giao tự chủ cho các trường ĐH và các trường TC, CĐ-  chính vì vậy, người học không phải quá đau đầu suy nghĩ về tấm bằng của mình. Người học dù trường công lập hay ngoài công lập đều có mức học phí gần bằng nhau và giá trị  có giá trị bằng cấp là như nhau.  Thậm chí các nhà tuyển dụng căn cứ vào chất lượng đào tạo của các trường để tuyển dụng…”, thầy Lê Đại Hùng chia sẻ.

Học hệ TC CĐ hiện nay là con đường hiệu quả, đảm bảo tương lai nghề nghiệp vững chắc cho người học. Đặc biệt, với những học sinh chưa hoàn thiện bằng cấp bậc THPT, sau khi theo học hệ TC, CĐ nhà trường vẫn ưu tiên đào tạo tiếp đói với học sinh có nguyện vọng học lên.  

Thực tế hiện nay, vấn đề việc làm là nỗi lo lớn nhất với hầu hết bạn trẻ. Con số thống kê cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp ngày càng tăng buộc giới trẻ phải lựa chọn hướng đi phù hợp với năng lực của bản thân. Theo thống kê tính đến cuối tháng 5/2016, cả nước có 225.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Trong khi đó, xét tỷ lệ thất nghiệp theo trình độ thì CĐ, TC nghề con số này không đáng kể. Vậy nên, nhiều người đã cất bằng cử nhân, thạc sĩ để quay lại học nghề với hy vọng kiếm được việc làm.

Hiện tượng cử nhân quay về học nghề càng phản ánh rõ hơn thực tế thị trường lao động rộng lớn dành cho người học nghề. Đối với học sinh sau khi học xong hệ THPT, lựa chọn các trường TC, CĐ nghề là môi truờng thuận lợi để các em phát huy lợi thế khả năng của bản thân.

Đến việc cam kết 100% người học ra trường có việc làm 

Thầy Lê Hữu Dũng, Hiệu trưởng Trường CĐ Công Thương Việt Nam cho hay: Để hạn chế sinh viên thất nghiệp khi ra trường và giúp doanh nghiệp tuyển được lao động có tay nghề, doanh nghiệp và nhà trường cần phải có sự phối hợp. Nhận thức được vấn đề này, trong những năm qua, trường chúng tôi đã chọn co mình lối đi riêng,  đã “bắt tay” chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp, bước đầu đã mang lại kết quả khả quan. 

 

Thầy Lê Hữu Dũng, Hiệu trưởng Trường CĐ Công Thương Việt Nam ký cam kết với doanh nghiệp tạo đầu ra cho sinh viên.

Được biết, việc nhà trường cam kết với học sinh, sinh viên đầu ra việc làm những năm gần đây không còn là việc mới. Tuy nhiên, việc một trường dám cam kết bằng hợp đồng với phụ huynh và học sinh, sinh viên 100% sau ra trường có việc làm là một hành động đầy bản lĩnh trong xu thế hội nhập. Một trong những trường tiên phong trong vấn đề nêu trên có thể kể đến Trường CĐ Công Thương Việt Nam.

“Trong khi nhiều cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, những người tốt nghiệp CĐ, TC nghề vẫn có thu nhập 10 triệu đồng/tháng. Các chủ doanh nghiệp cũng không ngừng tuyển dụng sinh viên trường TC CĐ nghề. Điều này chứng tỏ sinh viên học hệ TC, CĐ có những thứ mà doanh nghiệp rất cần. Bằng chứng là các doanh nghiệp lớn đã tìm tới nhà trường chúng tôi để đặt hàng.  HS, SV ngay từ khi các em còn học tập. Việc đảm bảo đầu ra cho các em đã được trường giới thiệu để rèn luyện, cọ sát với công việc mà các em theo đuổi. Thống kê cho thấy những năm qua gần 100% sinh viên khi ra trường có việc làm ổn định là một minh chứng rõ nét cho cơ hội nghề nghiệp khi học TC, CĐ nghề…”, Thầy Lê Hữu Dũng cho biêt.

Theo lãnh đạo Trường CĐ Công thương Việt Nam, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của trường được tính toán dựa trên nhu cầu thực tế của nhà tuyển dụng. Không ồ ạt tuyển sinh số lượng lớn để thu lợi nhuận, nhà trường chú trọng đến chất lượng đào tạo và lợi ích tối đa cho sinh viên.

Ngay từ khi thành lập, trường đã thực hiện ký kết hợp tác đào tạo và tuyển dụng với các doanh nghiệp nên ngay trong quá trình học, sinh viên có nhiều địa điểm lý tưởng để thực tập hoặc làm thêm. Khi đã tốt nghiệp, đây cũng là những doanh nghiệp sẵn sàng tiếp nhận sinh viên vào làm việc.

Thầy Lê Đại Hùng cho biết thêm: “Để làm được điều cam kết là việc không hề dễ dàng, nhà trường  không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế với các mô hình đào tạo nước ngoài, mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI  tham quan  mô hình đào tạo của nhà trường. Sau thực tế kiểm chứng các đối tác mới chính thức đặt bút ký hợp đồng với nhà trường, về đầu ra cho sinh viên”.

Xây dựng mô hình đào tạo điển hình

 Chương trình đào tạo của Trường CĐ Công thương Việt Nam có thời lượng thực hành chiếm đa số, thực hành trong từng môn học, giúp sinh viên ứng dụng ngay kiến thức vào thực tế. Giảng viên của trường không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà còn có nhiều năm kinh nghiệm, giữ các vị trí quản lý.

Trong những bài giảng trên lớp, thầy cô luôn lồng ghép vào thực tế nghề nghiệp sinh động. Không đóng khung chương trình học tại trường, những hoạt động học tập thực tế tại doanh nghiệp thường xuyên được tổ chức để sinh viên có nhiều cơ hội làm quen với môi trường làm việc sau này. Bên cạnh đó, nhiều cuộc thi tay nghề, các hoạt động học thuật là những sự kiện ngoài chương trình đào tạo, giúp sinh viên cọ xát nghề nghiệp.

Trong quá trình đào tạo, Trường CĐ Công thương Việt Nam thấy được điểm yếu lớn của lao động nước ta là kỹ năng mềm và khả năng làm việc thực tế. Bởi vậy ở trường cho sinh viên được hoàn thiện hầu hết kỹ năng mềm cần có, ngay cả những kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành, kỹ năng của người quản lý, tổ chức như: kỹ năng tạo mối quan hệ; giải quyết than phiền, phàn nàn; kỹ năng truyền thông; múa hát, sinh hoạt cộng đồng… Sinh viên được học những ngoại ngữ chuyên ngành khác như tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn Quốc… Nhờ vậy, sinh viên trường có lợi thế cạnh tranh sau khi ra trường.

Hiện nay, Trường CĐ Công thương Việt Nam còn dành chỉ tiêu tuyển sinh, và chương trình học ngắn hạn cho các em học sinh không đủ điểm tốt nghiệp THPT với các ngành mà các em lựa chọn… Các ngành được đào tạo theo chuẩn quốc tế, hướng đến tự do dịch chuyển lao động trong khu vực ASEAN và hội nhập thị trường lao động quốc tế. 

Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam là Trường được quy hoạch và đầu tư để trở thành Trường đào tạo chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế. Trường thực hiện phương thức đào tạo gắn kết với giải quyết việc làm cho sinh viên. Với cam kết bằng hợp đồng 100%  học sinh, SV ra trường có việc làm ổn đinh.  Những năm học vừa qua, theo thống kê của cơ quan chuyên trách của trường cho biết, trên 90% sinh viên có việc làm ổn định ngay khi ra trường với mức lương cao (từ 6-15) triệu đồng/tháng, được các doanh nghiệp sử dụng lao động đánh giá cao.

 

ĐĂNG KÍ XÉT TUYỂN