Vai trò, vị trí của Công đoàn trong hệ thống chính trị
Hiện nay, trong hệ thống chính trị của Việt Nam, công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội do giai cấp công nhân, người lao động tự nguyện thành lập. Công đoàn hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng và theo quy định của Hiến pháp, Pháp luật.
Vai trò, vị trí của công đoàn được Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của các bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Để phát huy vai trò của công đoàn trong quá trình tiến hành sự nghiệp cách mạng Việt Nam, bảo đảm quyền dân chủ và lợi ích của người lao động, Luật Công đoàn Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn như sau:
‒ Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
‒ Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế - xã hội, quản lý Nhà nước; trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.
‒ Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục, động viên người lao động, phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Công đoàn trường Cao Đẳng Công Thương Việt Nam:
+ Chủ tịch Công đoàn: